Chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều, vón cục kèm theo tình trạng đau bụng mỗi “mùa dâu rụng” khiến chị em khó chịu, mệt mỏi, giảm hiệu quả công việc. Đây đều là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt do đâu, rối loạn kinh nguyệt phải làm sao, chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào. Tất cả những thắc mắc trên của chị em sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
I. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là sự thải thường xuyên của máu và mô niêm mạc từ lớp lót bên trong của tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra. Kinh nguyệt đi qua âm đạo ra phía ngoài và lặp lại theo chu kỳ hàng tháng.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường của kinh nguyệt được biểu hiện qua các vấn đề sau:
- Rong kinh, rong huyết: Đây là trường hợp thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Khi bị rong kinh chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường nhưng thời gian kéo dài hơn trên 7 ngày và lượng máu kinh nhiều hơn kèm theo đó máu có màu đỏ sẫm.
- Thống kinh là biểu hiện của việc bạn bị rối loạn kinh nguyệt. Chị em bị đau bụng khi đang hành kinh, cơn đau dữ dội, có thể đau co rút vùng bụng dưới. Cơn đau có thể lan ra đau lưng kèm theo tình trạng buồn nôn, đau đầu hoặc sốt.
- Cường kinh là hiện tượng máu kinh ra nhiều hơn các kỳ kinh nguyệt trước. Bình thường lượng máu kinh hàng tháng trung bình ở nữ giới là 50-80ml. Nếu chị em bị cường kinh sẽ ra nhiều trên 80ml, máu kinh vón cục, thường xuyên phải thay băng vệ sinh
- Thiểu kinh: Phụ nữ bị thiểu kinh trong suốt chu kỳ kinh nguyệt chỉ thải ra khoảng 20ml máu kinh và thời gian xuất kinh ngắn dưới 3 ngày.
- Vô kinh: Chị em nạo phá thai nhiều lần không an toàn, người bị băng huyết sau sinh có thể bị vô kinh, mất kinh trong khoảng 3 tháng được coi là vô kinh. Hoặc có một số ít trường hợp do bẩm sinh một số trẻ em khi quá tuổi dậy thì vẫn chưa có kinh hàng tháng sẽ được xếp vào trường hợp vô kinh.
- Loạn kinh là tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa hoặc mau tùy theo từng tháng.
- Kinh thưa: Người có chu kỳ kinh nguyệt từ 39 đến 45 ngày được gọi là kinh thưa.
- Người có chu kỳ kinh nguyệt dưới 25 ngày được gọi là kinh mau.
Liên hệ ngay qua hotline: 0327563020 hoặc click vào link ảnh dưới đây để được tư vấn trực tiếp cùng BS CK cụ thể, kịp thời nhất tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. TẠI ĐÂY!
Đọc thêm:
II. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Thay đổi nội tiết tố là nguyên chính gây nên tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt của nữ giới.
Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều làm thay đổi mức độ và thời gian của chu kỳ kinh nguyệt. Ở phụ nữ có 4 giai đoạn dễ bị rối loạn kinh nguyệt nhiều nhất đó là giai đoạn dậy thì, giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh và cho con bú.
- Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì 12 - 16 tuổi: Khi mới bước vào giai đoạn dậy thì, hầu hết trẻ em nữ đều không có kinh nguyệt đều đặn. Việc này được lý giải do estrogen mới giải phóng chưa hình thành quy luật để kiểm soát được nồng độ ở mỗi chu kỳ. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì sẽ mất khoảng 2 đến 3 năm quá trình này mới đi vào ổn định.
- Giai đoạn mang thai không xảy ra hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung do đó trong suốt thời gian mang thai và một vài tháng đầu sau khi sinh con nữ giới không có hiện tượng đến tháng.
- Khi mẹ đang cho bé bú vòng kinh muộn hơn bởi tần số rụng trứng giảm chỉ còn ⅔ so với bình thường và trong sữa mẹ có chứa chất prolactin làm chậm chu kỳ kinh nguyệt.
- Giai đoạn tiền mãn kinh. Sau tuổi 30 nội tiết tố estrogen bắt đầu suy giảm, cứ 10 năm sẽ giảm 15%. Thông thường phụ nữ bước vào tuổi 55 chỉ còn 10% lượng estrogen so với thời trẻ. Lượng estrogen thấp khiến xảy ra các tình trạng kinh nguyệt ít hoặc không đều, rong kinh,...
1. Stress là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới
Cortisol là chất tiết ra khi cơ thể quá mệt mỏi, căng thẳng. Chất này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất estrogen ở nữ giới qua đó làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của chị em.
2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt cũng xuất phát từ thực đơn ăn uống hàng ngày. Ăn uống nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga, cồn cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở chị em. Vận động quá mạnh trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể không cung cấp đủ năng lượng và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất estrogen dễ gây trễ kinh.
3. Tăng hoặc giảm cân thất thường
Tăng hoặc giảm cân thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng, thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất estrogen phục vụ cho chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết chị em khi thực hiện chế độ ép giảm cân nhanh sẽ gặp tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt.
4. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ bệnh lý ở tử cung và tuyến giáp
Các bệnh lý ở tử cung như u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung hay buồng trứng đa nang đều gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải máu kinh ra ngoài cơ thể gây tình trạng trễ kinh, mau kinh,...
Tuyến giáp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ qua việc tiết hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp tiết ra nhiều sẽ gây tình trạng thiểu kinh, vô kinh. Còn nếu hormone này được tiết quá ít sẽ gây hiện tượng rong kinh, cường kinh. Rối loạn hoạt động tuyến giáp còn gây ảnh hưởng đến buồng trứng và đặc biệt có thể gây tình trạng mãn kinh sớm ở tuổi 40 ở nữ giới.
III. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt phải làm sao là nỗi băn khoăn của nhiều chị em. Để điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả thì cần nắm rõ nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp chữa rối loạn kinh nguyệt mà chị em có thể lưu lại khi cần.
1. Mẹo dân gian chữa rối loạn kinh nguyệt
- Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng lá ngải cứu.
Lá ngải cứu có tác dụng trị kinh nguyệt không đều, rong kinh, thống kinh được sử dụng làm thuốc điều kinh. Lá ngải cứu phơi khô (ngải điệp) thường được sử dụng nhiều hơn cả. Dùng ngải cứu để điều kinh chị em nên sắc lá ngải cứu khô uống hàng ngày trước khi đến tháng 1 tuần. Lượng sắc 6-12g lá ngải cứu khô sắc cùng với nước, ngày chia làm 3 lần uống: sáng, trưa, tối.
Các chị em có kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày kinh đem lá ngải cứu khô sắc nước uống 2 lần/ngày. Cách này có thể sử dụng trước và trong khi đang đến tháng giúp máu kinh ra dễ dàng hơn, máu đỏ, lượng máu phù hợp không quá nhiều và chị em cũng khỏe hơn.
Ngoài ra chị em có thể bổ sung bằng cách chế biến các món ăn với ngải cứu như trứng gà ngải cứu, gà tần ngải cứu, canh thịt lợn nạc ngải cứu,.. vừa bổ sung dưỡng chất, bổ máu lại điều hòa kinh nguyệt tốt.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt với gừng.
Gừng là mẹo dân gian chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả được nhiều chị em sử dụng. Nguyên liệu này thường có sẵn trong nhà bếp, rất dễ trồng và giá thành rẻ nhưng hiệu quả tương đối cao. Gừng giúp hỗ trợ tuần hoàn màu, máu lưu thông tốt giúp đẩy máu kinh thoát ra ngoài không bị ứ đọng, vón cục. Bên cạnh đó gừng có tác dụng hạn chế cơn co thắt tử cung giảm đau trong “ngày đèn đỏ”.
Cách cách sử dụng gừng cho người bị rối loạn kinh nguyệt:
- Ngậm gừng tươi trong những ngày rụng dâu sẽ giúp chị em giữ ấm khoang bụng, giảm đau bụng và còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng trong những ngày này. Chọn 1 củ gừng tươi, đem rửa sạch, cắt lát thật mỏng. Trước khi đi ngủ chị em có thể ngậm 1 - 2 lát gừng mỏng. Đây là phương pháp thực hiện nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, dễ áp dụng.
- Tắm nước gừng cũng là cách giúp giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Dùng 1 củ gừng giã nát sau đó pha cùng nước ấm để tắm trong những ngày đèn đỏ, việc này còn giúp cho chị em thư giãn hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
- Uống nước gừng mật ong giúp điều hòa kinh nguyệt, kinh nguyệt ra đều hơn. Đun nước sôi vừa đủ uống, thái gừng thành các lát mỏng đập hơi dập sau đó cho vào nồi nước, đun thêm một vài phút rồi cho một chút muối trắng vào sau đó tắt bếp để đến khi nước còn hơi ấm thì cho thêm 1 -2 thìa mật ong, khuấy đều và sử dụng. Nước gừng mật ong uống trước khi đi ngủ liên tục trong 3 ngày sau đó tạm ngưng 1 tuần. Làm như vậy 3 lần trong 1 tháng sẽ cho hiệu quả tốt, “bà dì” sẽ ghé thăm đúng chu kỳ. Chị em không uống liên tục có thể gây phản tác dụng vì mật ong, gừng đều nóng có thể gây nổi mụn, nóng trong người.
- Bên cạnh đó chị em cũng có thể bổ sung thường xuyên gừng trong các món canh, món xào, cháo,... trong các bữa ăn hàng ngày.
Lưu ý: Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng không sử dụng cho chị em phụ nữ bị huyết áp cao, người đang bị bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, tá tràng, người bị bệnh về gan,...
- Cách chữa rối loạn kinh nguyệt với nha đam
Nha đam giúp điều chỉnh các loại hormone trong cơ thể để chu kỳ kinh nguyệt được diễn ra bình thường. Bên cạnh đó còn giúp trẻ hóa tử cung, giảm đau bụng khi đến ngày đèn đỏ. Do đó khi tham khảo cách chữa rối loạn kinh nguyệt chị em cũng nên lưu tâm với cách sử dụng nước ép nha đam.
Cách làm nha đam chữa rối loạn kinh nguyệt:
- Chọn lá nha đam bánh tẻ, tươi, lá dày đem rửa thật sạch, để ráo nước.
- Gọt vỏ và lấy phần thịt nha đam bên trong.
- Đem ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho nha đam vào may xay sinh tố xay nhuyễn.
- Cho 1 lít nước lên bếp đun sôi, cho nha đam xay vào và đun cho đến khi sôi trở lại, thêm 1 chút đường phèn và để nguội sau đó sử dụng uống trong ngày.
Nha đam khá lành tính, dễ sử dụng. Tuy cách chế biến nha đam mất nhiều thời gian hơn nhưng loại nước này giúp chị em bổ sung thêm vitamin, có tác dụng làm đẹp da rất tốt cho sức khỏe có thể sử dụng thường xuyên.
- Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng diếp cá
Lá diếp cá có nhiều kháng sinh thảo dược tự nhiên, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chữa bệnh lý phụ khoa, tăng cường sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Bên cạnh đó lá diếp cá còn có tác dụng rất tốt cho các chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên vì có mùi khá đặc trưng nên biện pháp này sẽ khó áp dụng đại trà cho tất cả các chị em.
Cách dùng lá diếp cá cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt:
- Xay lá diếp cá và thêm 1 chút muối trắng để sử dụng làm nước uống hàng ngày.
- Ăn sống hoặc luộc ăn hàng ngày.
- Xay lá diếp cá và ngải cứu thành hỗn hợp và sử dụng uống trực tiếp.
Lá diếp cá có giá thành rẻ, rất dễ trồng ở điều kiện thời tiết cả ba miền nước ta. Khi trồng cũng không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật do đó nguồn nguyên liệu là an toàn, chị em có thể an tâm sử dụng. Trước thời kỳ kinh nguyệt 10 ngày chị em có thể bổ sung nước lá diếp cá 2 cốc/ ngày, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều lá diếp cá.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt với nghệ.
Nghệ vàng được sử dụng trong các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt với tác dụng hỗ trợ, tăng cường lưu thông máu, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đúng thời gian, điều trị rong kinh, tắc kinh.
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt đơn giản nhất với nghệ là dùng nghệ vàng phơi khô, đem thái lát. Đun nghệ với 1 nắm lá ngải cứu, 1 nắm lá ích mẫu cùng 3 bát nước. Sắc đến khi hỗn hợp cô đặc còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp, lọc bỏ bã và để đến khi nước ấm thì sử dụng. Trong 1 tháng thực hiện khoảng 3 đến 5 lần và nên uống trước khi đến ngày kinh nguyệt 7 - 10 ngày sẽ cho hiệu quả tốt.
Không nên sử dụng nghệ quá nhiều có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, nóng gan, vàng da. Chị em nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ Đông y khi sử dụng nghệ điều hòa kinh nguyệt.
2. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc đông y
Trong đông y nguyên nhân chị em bị rối loạn kinh nguyệt là do can uất, khí hư, huyết nhiệt, huyết ứ. Khi điều trị rối loạn kinh nguyệt các thầy thuốc cũng dựa vào những yếu tố trên, xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt và tiến hành bốc thuốc.
Khi bị rong kinh chị em thường sẽ được sử dụng các vị thuốc hoa hòe, cây nhọ nồi, đương quy, ngải diệp, sao đen. Thiểu kinh sẽ được kê thuốc ích mẫu, ngải diệp, hoài sơn, thục địa, xuyên không. Thống kinh dùng ích mẫu, ngải cứu, đan sâm, hồng hoa. Tắc kinh, vô kinh dùng đan sâm, ích mẫu, đào nhân, hồng hoa. Việc bốc thuốc và liều lượng cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có tay nghề chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm mới cho hiệu quả tốt do đó chị em lưu ý cần lựa chọn đơn vị phòng khám đông y uy tín.
3. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tây
Cách chữa rối loạn bằng thuốc tây sẽ sử dụng thuốc điều kinh hoặc thuốc tránh thai hàng ngày. Thuốc tránh thai hàng ngày có thể sử dụng để điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể trở lại trạng thái cân bằng đảm bảo cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, đúng thời gian.
Thuốc điều kinh có nhiều loại trên thị trường tùy theo nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và tình trạng rối loạn như rong kinh, trễ kinh, cường kinh,...mà sẽ có loại thuốc phù hợp. Các thuốc điều kinh chị em không nên tự ý mua và sử dụng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn và làm cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt nặng hơn. Khi có các biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám và được kê đơn thuốc phù hợp. Khi đã sử dụng thuốc để chữa rối loạn kinh nguyệt phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn về loại thuốc, liều dùng, thời gian dùng, không tự ý dừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các chị em muốn kết hợp cả phương pháp dân gian và thuốc tây y nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
4. Liệu pháp liên hợp 4 bước điều trị rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Đây là biện pháp có sự kết hợp giữa ngoại khoa, nội khoa và điều trị tâm lý giúp chị em nhanh chóng điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Khi đến thăm khám chị em sẽ được thực hiện khám lâm sàng sau đó tùy theo tình trạng của người bệnh mà áp dụng các phương pháp để xác định nguyên nhân gây nên rối loạn kinh nguyệt như soi âm đạo, soi ổ bụng, soi buồng tử cung, siêu âm.
Liệu pháp 4 bước để điều trị kinh nguyệt bao gồm trị liệu vật lý dung hợp, trị liệu bằng thuốc, phẫu thuật, điều chỉnh tâm lý. Biện pháp áp dụng biến đổi linh hoạt với từng trường hợp bệnh, không chỉ giúp chị em nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường mà còn có thể phát hiện ra những bệnh lý phụ khoa khác chị em đang mắc phải. Hiện nay đây là phương pháp đang được phòng khám đa khoa Hưng Thịnh áp dụng rất thành công, các chị em đã thực hiện qua đều cho phản hồi đánh giá tích cực.
Bên cạnh những cách điều trị rối loạn kinh nguyệt trên chị em cũng nên:
- Duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học.
- Tập thể dục thể thao hoặc tập yoga hàng ngày.
- Luôn duy trì trạng thái tâm lý tốt, vui tươi, yêu đời.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Quan hệ tình dục lành mạnh.
- Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng rối loạn kinh nguyệt và gợi ý cách chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả cho nữ giới. Các chị em nếu đang gặp biểu hiện nào cho rằng bị rối loạn kinh nguyệt có thể chia sẻ ngay với các chuyên gia ở mục tin nhắn hoặc liên hệ ngay qua hotline: 0327563020 hoặc click vào link ảnh dưới đây để được tư vấn trực tiếp cùng BS CK cụ thể, kịp thời nhất.
✔️ Bạn đọc tham khảo thêm: