Tiền liệt tuyến là gì có dấu hiệu và nguyên nhân nào?

19/3/2021 10:04 AM
Nam khoa

Tiền liệt tuyến tuy chỉ là 1 tuyến nhỏ trong cơ thể nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thụ thai. Vậy tuyến tiền liệt là gì? Tuyến tiền liệt và tiền liệt tuyến có phải là một? Thường xuyên đi tiểu đêm, tiểu rắt có phải là dấu hiệu của bệnh tiền liệt tuyến? Có những dấu hiệu nào để chắc chắn đang mắc bệnh lý tuyến tiền liệt hay không? Tất cả những băn khoăn của cánh mày râu về bệnh tiền liệt tuyến sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết này.

Viêm tiền liệt tuyến
Viêm tiền liệt tuyến.

I. Tiền liệt tuyến là gì? Tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt còn gọi là tiền liệt tuyến hay nhiếp hộ tuyến, là một tuyến tiết sinh dục của nam giới nằm dưới đáy bàng quang, trên hoành chậu hông và bao quanh niệu đạo. Tuyến tiền liệt góp phần tạo ra tinh dịch và hỗ trợ tinh trùng trong quá trình di chuyển vào trong cơ quan sinh sản của nữ giới để thụ thai. Tuyến tiền liệt khi phát triển hoàn thiện có chiều cao trung bình khoảng 3cm, rộng 4cm dày khoảng 2,5cm, khối lượng 20gr và được cấu tạo gồm 70% mô tuyến và 30% mô sợi cơ.

Vị trí tiền liệt tuyến
Vị trí tiền liệt tuyến.

Tuyến tiền liệt chia làm 5 vùng: vùng trung biên, ngoại biên, cơ sợi, quanh niệu đạo và vùng chuyển tiếp.

Chức năng của tuyến tiền liệt:

  • Tuyến tiền liệt có từ khi sinh ra trên cơ thể nam giới. Đến khi bước vào giai đoạn dậy thì tuyến tiền liệt bắt đầu vận hành. Tuyến tiền liệt trên người trưởng thành có 2 chức năng.
  • Tuyến tiền liệt góp 1 phần tạo nên tinh dịch. Phần dịch màu trắng được sản sinh với tuyến tiền liệt có độ PH khoảng 6.5 chiếm khoảng 20-25% dung lượng tinh dịch. Phần tinh dịch này đi cùng tinh trùng hỗ trợ tinh trùng trong quá trình di chuyển và làm nhờn niệu đạo khi xuất tinh.
  • Tuyến tiền liệt còn có chức năng ngăn cản nước tiểu và tinh dịch cùng đi ra ngoài cùng 1 lúc đồng thời ngăn cản tinh dịch bị trào ngược vào bàng quang.
Tư vấn khám tiền liệt tuyến
Qúy độc giả có thể gọi đến Hotline: 0327-563-020 hoặc để lại thông tin và đăng ký khám dưới mục tin nhắn chát để được hưởng gói khám ưu đãi 30% cho 10 bệnh nhân đến khám sớm nhất trong ngày


Tham khảo thêm:

II. Dấu hiệu bệnh tiền liệt tuyến

Bệnh tiền liệt tuyến là bệnh lý liên quan đến tiền liệt tuyến như: viêm tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, u xơ tuyến tiền liệt,...Các biểu hiện liên quan đến tuyến tiền liệt thường gặp là: khó đi tiểu muốn đi nhưng không được, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhất là vào khoảng thời gian ban đêm, tiểu đau, nước tiểu có xuất hiện máu,... Đây là một số dấu hiệu xuất hiện khi bị bệnh về tiền liệt tuyến. Tùy vào bệnh lý chính xác cũng như mức độ bệnh mà có các biểu hiện khác nhau.

Tiền liệt tuyến bị viêm
Tiền liệt tuyến bị viêm.

1. Dấu hiệu bệnh viêm tiền liệt tuyến

Bệnh viêm tiền liệt tuyến có 3 loại: viêm tiền liệt tuyến cấp tính do vi khuẩn, viêm tiền liệt tuyến mãn tính do vi khuẩn và viêm tiền liệt tuyến mãn tính không do vi khuẩn.

Khi bị viêm tiền liệt tuyến mãn tính sẽ có các biểu hiện sau:

  • Tinh hoàn có biểu hiện khó chịu, có cảm giác đau.
  • Khi đi tiểu nước tiểu có biểu hiện khác thường không phải màu vàng nhạt trong mà chuyển qua hơi đục, có thể dễ dàng nhận ra biểu hiện này qua quan sát hàng ngày.
  • Người bệnh có cảm giác đau phần bụng dưới, đau lưng, đau bìu dương vật.

Nhìn chung 2 loại viêm tiến tiền liệt mãn tính có dấu hiệu khá giống nhau. Nhưng trong nước tiểu của bệnh nhân bị viêm tiền liệt tuyến mãn tính không do vi khuẩn thường xuất hiện mủ, và có biểu hiện tiểu nhiều và hơi buốt khi đi tiểu.

Dấu hiệu viêm tiền liệt tuyến cấp tính:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày nhất là vào ban đêm.
  • Người bị viêm tiền liệt tuyến cấp do bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng đi tiểu ra máu.
  • Cảm giác rát, buốt khi đi tiểu.
  • Bí tiểu: Người bị tiền liệt tuyến cấp thường có cảm giác rất khó đi tiểu, trường hợp viêm nặng sẽ bị bí tiểu, không đi tiểu được, phần nước tiểu trong bàng quang tồn đọng gây tức bàng quang.
  • Nam giới thường giấu các bệnh về cơ quan sinh dục do ngại, mất tự tin và vẫn tiếp tục quan hệ bạn tình có thể xuất hiện trạng thái đau buốt khi xuất tinh.
  • Cảm giác gai rét như bị ốm cảm lạnh.

2. Phì đại tiền liệt tuyến (U xơ tiền liệt tuyến)

Phì đại tuyến tiền liệt thường bắt đầu xảy ra khi nam giới đến tuổi trung niên. Đây là bệnh lý tuyến tiền liệt lớn lên nhiều, kích thước tăng lên nhưng lành tính làm cho niệu đạo bị hẹp lại và tạo áp lực lên bàng quang.

Phì đại tiền liệt tuyến
Phì đại tiền liệt tuyến.

Dấu hiệu của phì đại tuyến tiền liệt:

  • Tiểu khó, bí tiểu: Các tế bào tuyến tiền liệt càng phát triển mạnh sức chèn lên bàng quang càng lớn càng khiến người bệnh khó có thể đi tiểu, mỗi lần chỉ đi tiểu được 1 chút phải đi liên tục nhiều lần, cảm giác thôi thúc luôn muốn đi tiểu. Khi bị nặng sẽ gây bí tiểu rất khó chịu.
  • Phì đại tuyến tiền liệt nặng có thể tiểu ra máu, bị nhiễm trùng tiểu.

3. Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những bệnh thường gặp nhất ở nam giới. Ngoài những biểu hiện thường thấy của bệnh tuyến tiền liệt như: đi tiểu thường xuyên, đau bụng, đau hông thì người bị ung thư tiền liệt tuyến có thêm các biểu hiện như không thể kiểm soát được việc đi tiểu, có thể đi tiểu bất cứ lúc nào kèm theo đó bàn chân bị tê bì.

Khi ung thư tiền liệt tuyến phát triển những biểu hiện như vậy mới trở nên rõ ràng. Thời điểm đầu thường không có biểu hiện rõ ràng và cũng có nhiều trường hợp không có triệu chứng.

Việc kết luận bệnh về tiền liệt tuyến ngoài phụ thuộc vào các biểu hiện còn dựa chủ yếu vào việc thăm khám tuyến tiền liệt và các biện pháp xét nghiệm. Nam giới khi bắt đầu trưởng thành tuyến tiền liệt ở trạng thái bình thường nhưng khi đến 40 - 45 tuổi rất dễ có xu hướng bị phì đại tuyến tiền liệt. Khi có các dấu hiệu trên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám tiền liệt tuyến và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến.

Qua thăm khám bác sĩ có thể khám bằng tay qua trực tràng, thăm dò qua trực tràng để biết mức độ tuyến liệt tuyến và chẩn đoán khả năng phì đại tuyến tiền liệt. Phương pháp Siêu âm qua đường bụng hoặc siêu âm nội trực tràng sẽ cho đánh giá khách quan, chính xác về tuyến tiền liệt và bàng quang. Nếu cần thiết sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt cần thực hiện thêm xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT scan, sinh thiết tuyến tiền liệt để đưa ra kết luận chính xác.

III. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiền liệt tuyến

Nguyên nhân bệnh tiền liệt tuyến
Nguyên nhân bệnh tiền liệt tuyến
  • Do tuổi tác: Nam giới ngoài 50 tuổi nội tiết tố giảm,các cơ quan sinh dục giảm chức năng hoạt động thường có nguy cơ mắc các bệnh về tiền liệt tuyến.
  • Khi còn trẻ nếu như quan hệ nhiều hoặc thường quan hệ thô bạo chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục phải hoạt động qua công suất sẽ dễ gây bệnh phì đại tiền liệt tuyến
  • Do quan hệ không an toàn, không vệ sinh đúng cách gây viêm tuyến tiền liệt.
  • Tâm lý phái mạnh thường ngại chia sẻ, ngại đi khám các vấn đề bệnh lý nam khoa về lâu dài gây viêm nhiễm nhiều lần dẫn đến ung thư tiền liệt tuyến.

IV. Các phương pháp điều trị bệnh tiền liệt tuyến

1. Phương pháp điều trị viêm tiền liệt tuyến

Một số bài thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt từ chuối tiêu, lá trầu không, cỏ tranh, cây hoa náng trắng,... cũng được áp dụng khá nhiều. Các biện pháp này thường có tác dụng: chống viêm, lợi tiểu, tốt cho tuyến tiền liệt. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ sử dụng khi triệu chứng nhẹ, không thể làm dứt điểm các triệu chứng mà chỉ có tác dụng trong 1 khoảng thời gian và cần sử dụng trong thời gian lâu dài.

Điều trị tiền liệt tuyến bằng lá trầu không
Điều trị tiền liệt tuyến bằng lá trầu không.
  • Điều trị bệnh tuyến tiền liệt bằng lá trầu không

Phương pháp chủ yếu sử dụng điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt là sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm làm giảm triệu chứng bệnh. Các sản phẩm thuốc kháng sinh chỉ dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ nên thực hiện uống theo đúng liệu trình tránh viêm nhiễm trở lại.

Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng thuốc
Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng thuốc.
  • Điều trị viềm tiền liệt tuyến bằng thuốc.

Với viêm tuyến tiền liệt thường rất ít khi sử dụng các phương pháp phẫu thuật.

2. Phương pháp điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Điều trị u xơ tuyến tiền liệt có thể sử dụng thuốc tây hoặc thảo dược. Tuy nhiên, nếu không khỏi có thể tiến hành bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu hay còn gọi lại phương pháp nút mạch hoặc tiến hành cắt bỏ tuyến tiền liệt.

3. Phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến

  • Khi mới phát hiện giai đoạn đầu ung thư tiền liệt tuyến có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Việc phẫu thuật sẽ được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn sau khi đã hội chuẩn và bạn nên chọn bệnh viện lớn có uy tín để tiến hành phẫu thuật.
  • Phương pháp xạ trị: Cũng như các bệnh ung bướu khác, bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể sử dụng phương pháp xạ trị để tiêu diệt và ngăn sinh các tế bào ung thư. Có 2 phương pháp xạ trị đang được áp dụng là xạ trị ngoài và xạ trị điều biến liều.
  • Phương pháp cắt tinh hoàn: Ung thư tiền liệt tuyến phụ thuộc vào nội tiết và nó cần testosterone phát triển. Tinh hoàn chính là nơi sản xuất đến 95% lượng testosterone. Do đó việc cắt 2 bên tinh hoàn sẽ hạn chế, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài cắt tinh hoàn có thể dùng thuốc giảm nguồn testosterone để điều chỉnh nội tiết tố.

  • Ngoài ra còn có phương pháp đông lạnh phá hủy qua đường trực tràng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tiền liệt tuyến là gì? Các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt hi vọng sẽ giúp phái mạnh hiểu rõ hơn các dấu hiệu, triệu chứng để phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào ở trên và e ngại không muốn khám tiền liệt tuyến khi chưa chắc chắn thay vì ngồi ở nhà lo lắng hãy liên hệ ngay qua Hotline: 0327-563-020 để được các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh giải đáp, tư vấn cụ thể. Mọi thông tin đăng kí tư vấn của bạn đều sẽ được bảo mật tuyệt đối theo chính sách của phòng khám.

 Ưu đãi gói khám tiền liệt tuyến
Ưu đãi gói khám tiền liệt tuyến.

Các bài viết liên quan:

BS. Nguyễn Lương Xu

Bác sĩ chuyên nội khoa tổng hợp

PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN

  • Thực hiện tư vấn, hỗ trợ khám các bệnh nam khoa, vô sinh hiếm muộn.
  • Thực hiện các xét nghiệm quan trọng, phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán.

Bài viết liên quan

Trao đổi với chúng tôi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form